Gia đình Neferirkare_Kakai

Cha mẹ và anh em ruột

Cuộn giấy cói Westcar, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Ägyptisches, có niên đại thuộc về Vương triều thứ 17 nhưng các câu chuyện của nó có lẽ được viết dưới thời Vương triều thứ 12.[40]

Tới tận năm 2005, danh tính cha mẹ của Neferirkare vẫn còn chưa chắc chắn. Một số nhà Ai Cập học, bao gồm Nicolas Grimal, William C. Hayes, Hartwig Altenmüller, Aidan Dodson và Dyan Hilton, xem ông như là một người con trai của Userkaf với Khentkaus I, và là một người em trai của Sahure.[5][41][42][43][44] Động lực chính đứng đằng sau giả thuyết này đó là cuộn giấy cói Westcar, nó thuật lại nguồn gốc của vương triều thứ Năm. Trong câu chuyện này, một pháp sư tiên đoán cho Khufu về việc dòng dõi của ông ta mất ngôi vào tay ba anh em, ba vị vua đầu tiên của vương triều thứ Năm, là con của thần Ra và một người phụ nữ tên là Rededjet.[45]Các nhà Ai Cập học như là Verner cố gắng tìm kiếm để nhận thức được một sự chính xác liên quan đến lịch sử trong câu chuyện này, đã đề xuất rằng Sahure và Neferirkare là anh em ruột của nhau và là con của nữ hoàng Khentkaus I.[note 2][47]

Năm 2005, các cuộc khai quật tại con đường đắp dẫn tới kim tự tháp của Sahure đã giúp phát hiện ra những mảnh vỡ phù điêu mới mà qua đó cho thấy một cách hiển nhiên rằng pharaon Sahure và nữ hoàng Meretnebty là cha mẹ của Neferirkare. Thật vậy, những bức phù điêu này, vốn được phát hiện bởi Verner và Tarek El Awady, miêu tả Sahure và Meretnebty cùng với hai người con trai của họ là Ranefer và Netjerirenre.[36] Mặc dù cả hai người con trai đều có tước hiệu "Người con trai cả của đức vua", mà có thể ngụ ý rằng họ là anh em sinh đôi,[49] Ranefer lại được miêu tả là gần với Sahure hơn và còn có tước hiệu "Trưởng Tư tế đọc kinh", mà có thể phản ánh rằng ông là người con được sinh ra đầu tiên và do đó nắm giữ địa vị cao hơn.[50]Bởi vì Ranefer được biết đến với tên gọi là Neferirkare trước khi lên ngôi, như được chỉ ra bởi những bức phù điêu từ ngôi đền tang lễ của Sahure,mối quan hệ cha con của Neferirkare không còn gì phải nghi ngờ.[36] Không có nhiều điều được biết đến về Netjerirenre, Verner and El-Awady suy đoán rằng ông ta có thể đã cướp ngôi sau cái chết bất ngờ của Neferefre, con trai và người kế vị của Neferirkare, vị vua này đã qua đời khi chỉ mới hơn 20 tuổi và sau hai năm trị vì. Trong giả thuyết mang tính phỏng đoán này, ông ta sẽ là vị vua sớm nở chóng tàn Shepseskare.[51][50] Cuối cùng, bức phù điêu này cũng ghi lại bốn người con trai khác của Sahure là Khakare,[52] Horemsaf,[53] Raemsaf và Nebankhre nhưng danh tính người mẹ của họ chưa được biết rõ,[54] do vậy họ ít nhất cũng là anh em cùng cha khác mẹ với Neferirkare.[55]

Những mảnh phù điêu vỡ từ ngôi đền tang lễ của Sahure cho thấy Neferirkare là một hoàng tử.
Những bức phù điêu này sau đó đã được sửa lại dưới triều đại của ông bằng việc thêm vào tước hiệu hoàng gia và y phục của nhà vua.[56][57]

Hôn phối và con cái

Cho tới đầu thế kỷ thứ 21, vị nữ hoàng duy nhất của Neferirkare được biết đến là Khentkaus II. Điều này là do vị trí kim tự tháp của bà nằm gần với kim tự tháp của Neferirkare vốn là điều bình thường đối với vợ của một vị vua, cũng như tước hiệu "Người vợ của đức vua" của bà và một vài bức phù điêu miêu tả họ cùng nhau.[58] Neferirkare có thể đã có ít nhất một người vợ khác như được gợi ý bởi sự hiện diện của một kim tự tháp nhỏ khác nằm gần kim tự tháp của Khentkaus, nhưng điều này vẫn chỉ là phỏng đoán.[57]

Bức tượng của Neferefre, người con cả của Neferirkare, được Paule Posener-Kriéger phát hiện trong ngôi đền tang lễ của ông ta.[59]

Neferirkare và người vợ Khentkaus II của ông, rất có thể là cha mẹ của hoàng tử Ranefer B, vị pharaon tương lai Neferefre.[4][59][60][61] Mối quan hệ này được chứng thực bởi một bức phù điêu trên một phiến đá vôi được phát hiện tại một ngôi nhà trong ngôi làng nằm gần Abusir[62] miêu tả Neferirkare và người vợ Khentkaus của ông cùng với "Người con trai cả của đức vua Ranefer",[note 3][63] một tên gọi giống hệt với một vài biến thể của tên Neferefre.[64] Điều này cho biết rằng Ranefer là tên của Neferefre khi ông ta vẫn còn là hoàng thái tử và trước khi kế vị ngai vàng.[65]

Neferirkare và Khentkaus II đã có ít nhất một người con trai khác nữa, vị pharaoh tương lai Nyuserre Ini.[61][66] Thực vậy, Khentkaus II được biết đến là mẹ của Nyuserre, nhờ vào việc phát hiện ra một bức phù điêu rời rạc thông qua các cuộc khai quật tại ngôi đền tang lễ của bà mà cho thấy bà đối mặt với Nyuserre và gia đình của ông ta.[67][68][69] Đáng chú ý là trên bức phù điêu này cả Khentkaus và Nyuserre xuất hiện với cùng một tỷ lệ,[68] điều này có thể được kết nối với địa vị nổi bật của Khentkaus dưới triều đại của Nyuserre, bởi vì ông ta đã tìm cách để hợp thức hóa sự cai trị của mình sau khi Neferefre sớm qua đời và có thể đã bị thách thức bởi Shepseskare.[70][71] Bằng chức khác nữa cho mối quan hệ cha con của Nyuserre đó là vị trí kim tự tháp của ông ta nằm gần với của Neferirkare, cũng như việc ông ta tái sử dụng lại những vật liệu từ các công trình dang dở của Neferikare cho ngôi đền tang lễ của mình.[72]

Có thể Neferirkare và Khentkhaus vẫn còn có một người con trai khác nữa,[73]có thể trẻ tuổi hơn[74] cả Neferefre và Nyuserre: Iryenre, một hoàng tử iry-pat[note 4] mối quan hệ huyết thống của ông ta được ám chỉ thông qua thực tế đó là giáo phái tang lễ của ông ta đã được kết hợp với của mẹ ông ta, cả hai đều diễn ra trong ngôi đền tang lễ của Khentkaus II.[76][77]

Cuối cùng, Neferirkare và Khentkaus II có thể cũng là cha mẹ của nữ hoàng Khentkaus III,[78] ngôi mộ của bà đã được phát hiện tại Abusir vào năm 2015. Thực vậy, dựa trên vị trí cũng như niên đại tổng quát cho ngôi mộ của bà, cũng như các tước hiệu "Người vợ của đức vua" và "Người mẹ của đức vua" của bà, Khentkaus III gần như chắc chắn là vợ của Neferefre[79] và là mẹ của Menkauhor Kaiu hoặc Shepseskare.[78]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Neferirkare_Kakai http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k55548k.pdf http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://www.ifao.egnet.net/bifao/012/09/ http://www.ifao.egnet.net/bifao/085/24/ http://www.aeraweb.org/wp-content/uploads/2015/01/... http://www.archaeogate.org/egittologia/article/657...